11 Tháng 06

Cách xử lý khi ô tô nổ máy nhưng không lên ga

Khi bạn đã sẵn sàng cho một chuyến đi. Lúc này ô tô của bạn nổ máy nhưng không lên ga. Điều này có thể gây ra nhiều phiền toái và lo lắng. Tình huống này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn. Ngoài ra còn có thể gây nguy hiểm nếu bạn đang ở trên đường cao tốc hoặc một địa điểm xa lạ. Cùng TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SÁT HẠCH LÁI XE LẠC HỒNG theo dõi bài viết bên dưới để có cách xử lý kịp thời nhé! 

cach xu ly xe o to no may nhung khong len ga

Một số mẹo hạn chế ô tô nổ máy nhưng không lên ga 

Một trong những mẹo quan trọng là thay bugi định kỳ sau mỗi quãng đường từ 10.000 đến 12.000 km. Việc này giúp đảm bảo bugi luôn trong trạng thái tốt nhất. Từ đó nâng cao hiệu suất đốt cháy và khả năng khởi động của động cơ.

Vệ sinh xe hàng tuần cũng rất cần thiết để tránh bụi bẩn và cặn bẩn. Giúp hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Đặc biệt, cần thường xuyên làm sạch bộ chế hòa khí và tia phun xăng để loại bỏ cặn bẩn trong hệ thống nhiên liệu. Điều này đảm bảo nhiên liệu được phun vào buồng đốt một cách chính xác và tối ưu hiệu suất đốt cháy.

Ngoài ra, chủ xe nên tránh ép côn và rồ ga mạnh. Vì điều này có thể gây hỏng bộ phận côn và làm xe bị hụt hơi nghiêm trọng hơn.

Để xe hoạt động ổn định, hãy thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Nhằm sớm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề hư hỏng. Việc này giúp phương tiện vận hành êm ái. Giúp tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ xảy ra sự cố.

Thường xuyên lau chùi và vệ sinh bugi để tránh muội đen bám vào. Muội đen có thể gây cản trở quá trình đánh lửa và giảm hiệu suất động cơ.

Cuối cùng, đừng quên lau dọn bình xăng, vít gió và ốc xăng định kỳ. Nhằm mục đích đảm bảo cân đối lượng gió và nhiên liệu đi vào buồng đốt. Giúp tiết kiệm nhiên liệu và duy trì hoạt động bền bỉ của động cơ.

Nguyên nhân khiến ô tô nổ máy nhưng không lên ga 

cach xu ly xe o to no may nhung khong len ga

1. Tình trạng khi ô tô hết nhiên liệu 

Nguyên nhân 

Khi xe ô tô hết nhiên liệu, động cơ vẫn có thể nổ máy nhưng không có nhiên liệu để đốt cháy và tạo ra năng lượng. Do đó khiến xe không thể lên ga. Việc khởi động và vận hành động cơ trong tình trạng thiếu nhiên liệu có thể gây hỏng các bộ phận bên trong. Đặc biệt là bơm xăng và lọc xăng, do cặn bẩn trong bình xăng dễ bị hút vào động cơ. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ.

Cách khắc phục  

Chủ xe nên thường xuyên kiểm tra mức nhiên liệu và bổ sung kịp thời. Tránh để tình trạng cạn kiệt xăng, dầu rồi mới đổ. Tốt nhất là đổ thêm nhiên liệu khi lượng nhiên liệu còn khoảng 1/4 bình.

2. Bơm xăng hoặc Rơ-le bị lỗi khiến ô tô nổ máy nhưng không lên ga 

Nguyên nhân

Khi rơ-le hoặc bơm xăng gặp trục trặc hoặc bị lỗi. Động cơ ô tô sẽ không được cung cấp đủ nhiên liệu, dẫn đến tình trạng động cơ nóng lên và ngừng hoạt động. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên có thể làm bơm xăng hư hỏng nhanh chóng.

Cách khắc phục 

Để khắc phục lỗi bơm xăng hoặc rơ-le, chủ xe nên trang bị thêm một chiếc đồng hồ áp suất nhiên liệu. Việc sử dụng đồng hồ áp suất nhiên liệu sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và đảm bảo rằng xe luôn nhận đủ nhiên liệu cần thiết.

3. Lỗi cơ khí (hay bộ đề bị hỏng) khiến ô tô nổ máy nhưng không lên ga 

Nguyên nhân

Sau một thời gian dài sử dụng, các chi tiết thuộc bộ đề như ổ trục, bánh răng hoặc vòng bi sẽ dần bị mòn và hư hỏng. Đây là nguyên nhân chính khiến xe ô tô nổ máy nhưng không thể lên ga được.

Cách khắc phục

Để xác định xem bộ đề có bị hỏng hay không, bạn hãy thực hiện các bước sau:

  • Vặn chìa khóa xe về nút off đèn pha sáng.

  • Bật chìa khóa lên vị trí ACC/ON.

Nếu đèn pha xe ô tô bị mờ đi. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ đề có vấn đề và cần được sửa chữa hoặc thay thế mới.

Lưu ý:

  • Việc tự ý sửa chữa bộ đề có thể tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, bạn nên mang xe đến trung tâm sửa chữa uy tín để được thợ sửa xe có tay nghề kiểm tra và xử lý.

  • Nên bảo dưỡng xe định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để giúp xe hoạt động tốt nhất và hạn chế nguy cơ gặp sự cố.

4. Bugi hay bộ phận đánh lửa không có tia lửa điện

Về cơ bản, nếu tia lửa điện xuất hiện không đúng thời điểm hoặc không có tia lửa điện thì động cơ xe ô tô không thể khởi động được. Chính vì vậy, khi bugi hay những bộ phận đánh lửa của xe gặp trục trặc, phát sinh tia lửa chậm hoặc không thể phát sinh tia lửa điện sẽ khiến cho xe ô tô dù đã nổ máy nhưng không thể lên ga được.

Cách khắc phục

Nếu xe ô tô của bạn khi chạy nhưng ngày càng một yếu đi hay thường gặp phải vấn đề khó khởi động xe. Bạn nên kiểm tra bugi cũng như để ý đến thời điểm có tia lửa điện của các bộ phận đánh lửa. Nếu vấn đề này ngày một nghiêm trọng hơn. Bạn cần đưa xe ô tô đến trung tâm để được kiểm tra và sửa chữa bugi kịp thời. 

Hệ thống hay kim phun nhiên liệu bị tắc nghẽn

Sử dụng nhiên liệu không đảm bảo chất lượng hoặc để xe ô tô chạy quá nhiều km có thể làm bộ lọc nhiên liệu và hệ thống kim phun bị tắc bởi cặn bẩn. Điều này làm cho lượng xăng hoặc dầu chảy xuống động cơ bị hạn chế. Do đó khiến động cơ xe không thể hoạt động.

Cách khắc phục 

Bộ lọc nhiên liệu của các xe ô tô đời mới thường được đặt trong bình nhiên liệu. Để tránh tình trạng hệ thống hay kim phun nhiên liệu bị tắc nghẽn. Và dẫn đến xe ô tô nổ máy nhưng không lên ga. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và thay mới bộ lọc nhiên liệu khi xe đã chạy quá 50.000 km.

Với những hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng bạn có thể tự xử lý vấn đề khi ô tô nổ máy nhưng không lên ga một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy luôn nhớ bình tĩnh, cẩn thận và tuân thủ các nguyên tắc an toàn nhé! 

Thông tin liên hệ

Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Lạc Hồng
Địa chỉ: 

  • Tổ 34 thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

  • Thôn An Hòa - xã Xuân Hải- huyện Ninh Hải, Phan Rang - Tháp Chàm 

Hotline: 0799405060 - 0364984987- 0977905621
Fanpage: Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Lạc Hồng
Website: trungtamlaixelachong.com

 

 

Bình luận

Nhập Bình luận